"NGƯỜI TRƯỚC, SÚNG SAU".
Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022
"NGƯỜI TRƯỚC, SÚNG SAU".
Đây là tuyên bố chấn động cả nước lớn của Đại tướng Phan Văn Giang. Vì sao các nước lớn phải chú ý đến phát biểu của Tướng Phan Văn Giang ở Shangri-La 2022?
Với bài phát biểu hùng hồn của Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Việt Nam tái khẳng định lập trường nhất quán về không liên minh quân sự, chỉ duy trì nền quốc phòng mang tính tự vệ và nỗ lực hiện đại hóa Quân đội, trang bị vũ khí tiên tiến vì “mục đích hòa bình” và tự phòng thủ.
Việt Nam thấu hiểu sự tàn phá của chiến tranh
Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La 2022 vừa qua, tại phiên thảo luận “Hiện đại hóa quân sự và năng lực quốc phòng”, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng, rất đáng chú ý với chủ đề “Tăng cường khả năng quốc phòng bảo vệ Tổ quốc”.
Những tuyên bố cứng rắn nhưng vẫn rất mềm dẻo, khéo léo của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam một lần nữa nêu bật quan điểm, lập trường của Việt Nam về đối ngoại quốc phòng, về đường lối giao bang với các nước trong bối cảnh xung đột địa chính trị ngày càng gay gắt như ngày nay.
Mở đầu bài phát biểu, Đại tướng Phan Văn Giang đã chân thành cảm ơn Bộ Quốc phòng Singapore và Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế đã đem tới cơ hội dự và phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 cho lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng, chúng ta đã và đang chứng kiến một thế giới, với nhiều diễn biến, biến động khó lường. Trong khi các vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng xảy ra nhiều hơn, hậu quả nặng nề hơn, đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần chung tay góp sức để ứng phó thì các vấn đề an ninh truyền thống còn nhiều phức tạp, có nguy cơ xảy ra ở một số nơi, một số khu vực.
Tướng Giang lưu ý, trong khi xu thế hòa bình, hợp tác phát triển luôn là mong muốn chung của nhân loại, thì cạnh tranh chiến lược, mâu thuẫn, xung đột lợi ích, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ giữa các quốc gia vẫn tiếp tục xảy ra.
Do vậy, theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam, việc nâng cao năng lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình thực sự là đòi hỏi tất yếu khách quan của mỗi quốc gia, dân tộc.
Nhắc lại triết lý rằng, xưa nay, sinh tồn luôn là bản năng của tự nhiên và của con người, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là sự nghiệp sống còn của mỗi quốc gia.
“Việt Nam đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh tự vệ nên thấu hiểu sự tàn phá và hậu quả của xung đột, bạo lực”, - tướng Giang bày tỏ.
Theo Bộ trưởng, suốt dọc chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh tự vệ, chịu nhiều đau thương, mất mát. Cho đến tận ngày nay, khi chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, những hậu quả và di chứng chiến tranh để lại vẫn còn là một gánh nặng đối với đất nước. Việt Nam thấu hiểu giá trị của hòa bình, mong muốn duy trì và quyết tâm gìn giữ hòa bình đất nước, quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét